Đệm hơi chống loét – Tất tần tật những thông tin cần biết!

Thời gian: 19 Tháng Bảy, 2023

Đệm hơi chống loét hiện là sản phẩm đang được đối tượng người già hạn chế khả năng vận động, người nằm liệt giường quan tâm. Vậy đây là thiết bị như thế nào? Dưới đây là tất tần tật những thông tin mà bạn cần nằm được về đệm hơi chống loét.

1. Đệm hơi chống loét là gì?

Đệm chống loét là sản phẩm chuyên dụng cho những đối tượng phải nằm trên giường trong thời gian dài. Loại đệm này được thiết kế với bề mặt khác biệt so với những dòng đệm thông thường, chúng sử dụng các múi đệm lồi lên rõ ràng thay vì mặt phẳng như đệm truyền thống. Điều này giúp hạn chế diện tích tiếp xúc giữa bề mặt đệm với lưng, tạo ra những khoảng trống giúp thoáng khí.

Ngoài ra, đệm sử dụng máy bơm để bơm không khí từ bên ngoài vào. Cùng với đó, van hai chiều giúp lượng không khí này luôn được đảo chiều liên tục (3 phút đảo chiều 1 lần), từ đó giữ cho nhiệt độ của đệm luôn ở mức ổn định khoảng 27-28 độ C, tránh nóng ẩm vùng da tiếp xúc với mặt đệm gây lở loét.

Với đặc điểm như vậy, đệm chống loét là sản phẩm không thẻ thiếu cho những đối tượng bao gồm người già ốm yếu, người sau phẫu thuật, người bị bỏng, gãy xương hay người bị liệt – đây đều là những đối tượng phải nằm tại giường trong thời gian dài, trên 15h/ngày.

2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của đệm hơi chống loét

Cấu tạo

Đệm hơi chống loét được thiết kế bao gồm 2 phần chính là: máy bơm và đệm hơi (đệm hơi lại được chia thành 2 phần bóng đệm riêng biệt). Trong đó:

  • Đệm hơi thường được làm bằng nhựa PVC nên mềm nhẹ, dẻo dai và thoáng khí.
  • Máy bơm khí là motor có tác dụng bơm khí từ bên ngoài vào trong phần đệm.
  • Dây dẫn khí có nhiệm vụ kết nối 2 đầu của máu bơm khí với phần đệm.
  • Ngoài ra, đệm chống loét còn đi kèm keo dán và miếng vá khi đệm bị thủng, rách để bạn có thể tự dán lại.

Nhắc đến cấu tạo của đệm chống loét phải kể đến bề mặt đệm thiết kế đặc biêt thành dạng các múi hình tròn hoặc oval xen kẽ nhau với mục đích phân tán lực đè của cơ thể, nhất là các vùng chịu lực tỳ đè lớn như phần lưng, xương cụt. Lúc này, da được thoáng khí, người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu, giúp ăn ngon, ngủ ngon hơn, thúc đẩy quá trình phục hồi sức khỏe.

Nguyên lý hoạt động

Đệm hơi chống loét hoạt động dựa trên cơ chế bơm – xả không không khí giúp không khí bên trong đệm luôn giữ ở dưới 28 độ C mà không bị nóng như sử dụng đệm nước thông thường.

Nhờ vào sự luân chuyển không khí giữa các múi đệm, người bệnh sẽ cảm thấy như được massage, giúp kích thích khả năng lưu thông máu tới các bộ phận.

Cơ chế hoạt động này của đệm hơi chống loét sẽ giúp bệnh nhân luôn thoải mái dù nằm ở một tư thế mà không bị khó chịu, đặc biệt hạn chế tối đa nguy cơ hình thành các vết loét. Điều này vừa có lợi cho sức khỏe của bệnh nhân, vừa thuận tiện cho người thân trong quá trình chăm sóc.

3. Phân loại đệm hơi chống loét

Hiện nay trên thị trường có 2 loại đệm hơi chống loét phổ biến nhất bao gồm: đệm hơi có chỗ để bô và đệm quả trám không có chỗ để bô.

Đệm hơi có chỗ để bô

Đệm hơi có bô là loại đệm thiết kế chỗ để bô đi vệ sinh, đệm được thiết kế dưới dạng thanh ngang.

Ưu điểm: Có chỗ để bô vệ sinh, điểm này đặc biệt tiện lợi cho người bị liệt.

Nhược điểm: Vì thiết kế bề mặt là các thanh ngang nên mức độ thoáng khí không cao. Ngoài ra, chất liệu đệm này là dạng vải bạt rất dễ gây tích tụ vi khuẩn trên bề mặt khi người bệnh đổ mồ hôi. Trong đó, vi khuẩn tích tụ lâu ngày là nguyên nhân hàng đầu gây lở loét da.

Đệm hơi quả trám không có bô

Đệm hơi hình quả trám là loại không có bô, bề mặt được thiết kế dạng lưới, các múi đệm đan xen lẫn nhau. Chất liệu đệm được làm từ chất liệu PVC trong y tế.

Ưu điểm: Nhờ vào thiết kế đặc biệt của bề mặt đệm tạo tối đa số lượng các rãnh thoáng khí đan xen vào nhau, khả năng thông thoáng trên da. Thêm vào đó, đệm được làm từ chất liệu PVC an toàn với da lại dễ dàng vệ sinh, đặc biệt thuận lợi trong việc thay giặt cho đối tượng người liệt giường, người già mất khả năng đi lại.

Nhược điểm: Như tên gọi của sản phẩm, nhược điểm duy nhất của nó là không có chỗ để bô. Do đó, người bệnh muốn đi vệ sinh cần đóng bỉm chuyên dụng hoặc nhờ đến sự giúp đỡ của người thân.

4. Những lợi ích khi sử dụng đệm hơi chống loét

Tác dụng của đệm hơi chống loét đối với các đối tượng thực sự cần là:

  • Giống như tên gọi, đệm hơi chống loét được thiết kế chuyên dụng để hạn chế tối đa viêm, loét da cho những đối tượng phải nằm lâu ngày.
  • Mông, xương cụt là lưng là 3 bề mặt có diện tích tiếp xúc với mặt phẳng nhiều nhất, nhưng nhờ vào thiết kế các múi xen kẽ giúp giảm diện tích tiếp xúc của da lên bề mặt đệm, từ đó nguy cơ lở loét ở các bộ phần này cũng được giảm xuống.
  • Đệm chống loét với thiết kế nhiều rãnh giúp thoáng khí, không gây bí bách cho da, đồng thời hạn chế tích tụ vi khuẩn, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng vết loét.
  • Hỗ trợ người thân trong vấn đề chăm sóc người bệnh, không cần liên tục phải trở mình, thay đổi tư thế cho người bệnh.
  • Đệm hơi chống loét cũng êm ái như các loại đệm thông thường, vì vậy tạo cảm giác thoải mái, hỗ trợ người bệnh ngủ sâu và ngon hơn.
  • Đệm chống loét sử dụng được quanh năm, dễ dàng vệ sinh và làm sạch.
  • Thiết kế thông minh có thể nhanh chóng bơm to và thu nhỏ, tiện lợi cho việc mang đi nhiều nơi như bệnh viện hay trung tâm y tế.

5. Hướng dẫn sử dụng đệm chống loét

Nhờ cấu tạo thông minh nên việc lắp đặt và sử dụng đệm chống loét vôi cùng đơn giản. Người bệnh chỉ cần thực hiện các bước dưới đây là có thể khởi động và sử dụng đệm chống loét.

Bước 1: Trải đệm chống loét lên một mặt phẳng bất kỳ. Lưu ý trải thẳng, đều và không có nếp gấp.

Bước 2: Gắn đệm với máy bơm khí bằng đoạn dây nối đi kèm. Hai đầu ống có thể tách ra để kết nối dễ dàng hơn. (dùng tay hoặc kéo để tách)

Bước 3: Bật nguồn máy bơm. Lúc này không khí sẽ được bơm vào đệm một cách từ từ. Tùy vào kích thước của đệm mà thời gian bơm sẽ nhanh chậm khác nhau, trung bình dao động từ 15-30 phút. Có thể điều chỉnh tốc độ bơm bằng cách vặn nút sang phải để tăng lưu lượng bơm hoặc vặn sang trái để giảm.

Bước 4: Khi đệm đã được bơm căng thì hãy nằm thử lên để điều chỉnh lượng bơm sao cho phù hợp với người nằm. Thông thường hơi trong đệm sẽ để ở khoảng 70-80%. Sau đó, luôn phải giữ nguồn điện ổn định và bật máy để khí bên trong đệm được luân chuyển liên tục.

6. Lưu ý khi sử dụng đệm chống loét.

Để sử dụng đệm chống loét một cách tốt nhất, người bệnh cần lưu ý một vài điều sau đây:

  • Tránh tiếp xúc đệm với các vật sắc nhọn hoặc các góc bàn, góc tường vì có thể khiến đệm bị thùng.
  • Khi lắp đặt đệm chống loét, hãy đảm bảo đệm được trải thẳng, không bị gấp, ống dẫn khí không bị xoắn.
  • Vệ sinh đệm thường xuyên bằng xà phòng, tuyệt đối không sử dụng mẹo làm sạch bằng xăng hay cồn vì có thể gây kích ứng cho da.
  • Trước khi tiến hành vệ sinh đệm cần xả hết hơi trong đệm bằng cách: tắt máy bơm, tháo đầu dây kết nối giữa đệm với máy bơm và chờ 30 phút cho khí trong đệm tự ra hết.
  • Sau khi vệ sinh, hãy treo đệm ở nơi thông thoáng để khô, không phơi đệm ngoài trời nắng.
  • Trường hợp đệm bị rò hơi hãy liên hệ với bên cung cấp để được bảo hành hoặc tự vá tại nhà bằng keo và miếng vá.
  • Bên cạnh sử dụng đệm chống loét, người bệnh cần phải quan tâm cả đến lối sống sinh hoạt để tăng cường sức đề kháng từ bên trong.
Đăng ký nhận bản tin mới nhất

CÔNG TY

LIÊN KẾT THÊM

THÔNG TIN LIÊN LẠC

 0868696060

THEO CHÚNG TÔI

Bản quyền © 2023-2024 Thiết Bị Y Tế 3CE.  
.
Thiết bị y tế